CV

SƠ YẾU LÍ LỊCH
(Curriculum vitae - CV)
(Cập nhật: ngày 01 tháng 3 năm 2020)
     
LÍ LỊCH KHOA HỌC
I. LÍ LỊCH SƠ LƯỢC                                                                                                
- Họ và tên: TỐNG XUÂN TÁM          Giới tính: Nam.
- Ngày tháng năm sinh: 15/06/1979     Nơi sinh: Thanh Hoá.
- Dân tộc: Kinh                                     Tôn giáo: Không                 Quốc tịch: Việt Nam.
- Mã số thuế thu nhập cá nhân:           Cấp ngày:
- Số CMND:                                         Nơi cấp: TP.HCM               Ngày cấp:
- Số hộ chiếu:                                       Nơi cấp : Cục Quản lí xuất nhập cảnh
- Quê quán: Thái Dương, xã Thiệu Hoà, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
- Hộ khẩu thường trú:
- Di động: 0982 399 008.
- Email: tamtx@hcmup.edu.vn; tongxuantam@gmail.com.
- Facebook: Tam Tong Xuan.
- Tên cơ quan: Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
- Địa chỉ cơ quan công tác: 280 An Dương Vương, P.4, Q.5, TP.HCM.
- Công việc được giao: Giảng viên, Trưởng khoa (từ ngày 01/12/2017), Bí thư chi bộ, UV Thường vụ BCH Công đoàn Trường (Trưởng Ban Thi đua, Phó Ban Chuyên môn, UV Ban Tổ chức), UV Hội đồng khoa học Khoa, UV Ban Thanh tra Nhân dân Trường (từ năm 2013 - 2017), Chủ nhiệm CLB “Thắp sáng Ước mơ” của Đoàn - Hội Trường Đại học Sư phạm TP.HCM (từ tháng 3/2011 - 2014).
- Ngày về cơ quan: 01/10/2001.
- Thuộc loại cán bộ: Biên chế chính thức ngày 11/01/2007.
- Ngày vào ngành giáo dục: 01/10/2001.
- Ngày vào Đảng: 21/7/2001; Ngày chính thức: 21/7/2002.
- Lí luận chính trị: sơ cấp.
- Học vị, học hàm: Tiến sĩ.
- Ngạch công chức, viên chức: Giảng viên. Mã số (cũ): 15.111. Mã số (mới): V.07.01.03
- Bậc lương: 6 từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Mã số (hệ số): 3.99.
- Phụ cấp chức vụ Trưởng khoa: 0.5.
- Ngoại ngữ: tiếng Pháp trình độ C, DELF; tiếng Anh: đọc và nghiên cứu được tài liệu chuyên ngành.
- Kĩ năng vi tính: Master Trainer - Partners in Learning - Microsoft; Facilitator - Intel Teach Essentials Course - Intel; thành thạo vi tính văn phòng, một số phần mềm phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Đại học
- Hệ đào tạo: chính quy tập trung.
- Thời gian đào tạo: từ ngày 09/9/1997 - 10/8/2001.
- Nơi học: Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
- Ngành học: Cử nhân Sư phạm (song ngữ Việt - Pháp).
- Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: tháng 5/2001 (bằng tiếng Việt và tiếng Pháp) tại Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
- Cấp bằng cử nhân: ngày 10/8/2001.
- Điểm trung bình: 8,05. Đạt loại: Giỏi (thủ khoa khóa 23).
- Nhận học bổng Nhật - Việt (3 năm liền) từ năm 1998 - 2001, học bổng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học bổng của chương trình song ngữ Việt - Pháp 4 năm liền.
- Từ ngày 11/07/2000 - 31/08/2000 đi thực tập tiếng Pháp tại Pháp do tổ chức UPEL - UREF tài trợ học tại Saint - Étient.
2. Thạc sĩ
- Hệ đào tạo: chính quy tập trung.
- Thời gian đào tạo: từ tháng 9/2002 - 10/2004.
- Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Ngày và nơi bảo vệ luận văn: ngày 22/10/2004, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
- Kết quả: Đạt 10/10 điểm (xếp loại xuất sắc), được chuyển tiếp làm NCS.
- Điểm trung bình chung các môn học: 8,48 (đạt loại giỏi).
- Ngày cấp bằng: 25/02/2005.
- Nhận học bổng của Tổ chức NAGAO (do Nhật Bản tài trợ) trong 2 năm học Thạc sĩ.
3. Tiến sĩ
- Hệ đào tạo: không tập trung.
- Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Ngày và nơi bảo vệ luận án: ngày 20/7/2012, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
- Kết quả: 6/7 phiếu xuất sắc.
- Bằng Tiến sĩ, do Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cấp, PGS.TS. Nguyễn Văn Minh kí ngày 05/11/2012, số hiệu: 002241, số vào sổ cấp bằng: 118.
III. CHỨNG CHỈ, GIẤY CHỨNG NHẬN
40 giấy chứng nhận và chứng chỉ được đào tạo trung và ngắn hạn để nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học, phát triển chương trình, chiến lược đào tạo, tin học, ngoại ngữ, quốc phòng - an ninh, kĩ năng mềm, kĩ năng sống,... với các chuyên gia trong và ngoài nước tại các cơ sơ đào tạo uy tín ở trong nước.
IV. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hướng nghiên cứu về NVSP: đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học.
Loại hình hoạt động KHCN hiện nay: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, giảng dạy đại học, giảng dạy cao học, quản lí, tư vấn,…
32 bài báo đăng trong Tạp chí chuyên ngành, Tạp chí khoa học trong, ngoài trường và trong Kỉ yếu hội thảo, tọa đàm cấp trường, viện, quốc gia, quốc tế về chuyên ngành, Công nghệ thông tin và Phương pháp dạy học ở trường phổ thông và đại học.
02 cuốn sách xuất bản ở Nxb Xây dựng - Bộ Xây dựng về ứng dụng CNTT trong dạy học; 01 bộ (2 quyển) sách xuất bản ở Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội và 01 cuốn giáo trình xuất bản ở Nxb Đại học Sư phạm TP.HCM.
1. Tống Xuân Tám (chủ biên), Trần Hoàng Đương (2015), Hướng dẫn xây dựng các tương tác bằng Powerpoint 2013 trong dạy học và thuyết trình, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 300 tr., kèm đĩa DVD hướng dẫn các kĩ thuật.
2. Tống Xuân Tám (chủ biên), Trần Hoàng Đương (2016), Chinh phục trình diễn bằng Microsoft Powerpoint, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 243 tr., kèm đĩa DVD hướng dẫn các kĩ thuật.
3. Phạm Văn Ngọt (chủ biên), Tống Xuân Tám (2016), Giáo trình Đa dạng sinh học, Nxb Đại học Sư phạm TP.HCM, 172 tr.
4. Tống Xuân Tám (chủ biên), Phan Thị Thu Hiền, Trần Hoàng Đương (2016), Công phá lí thuyết Sinh học, Quyển 1 và 2, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 422 tr., 398 tr.
Chủ nhiệm hoặc cộng tác viên 8 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường và cấp Bộ đã nghiệm thu đạt từ loại khá đến xuất sắc; hiện nay đang chủ nhiệm 1 đề tài cấp Trường năm 2016 sắp nghiệm thu.
Hướng dẫn 33 SV làm KLTN và đồ án tốt nghiệp. Trong đó có 17 sinh viên bảo vệ đạt 10 điểm và 10 sinh viên đạt 9 điểm; 2 sinh viên đạt 9,33 điểm, 1 sinh viên đạt 9,45 điểm, 1 sinh viên đạt 9,50 điểm, 2 sinh viên đạt 9,40 điểm.
Hướng dẫn 15 sinh viên NCKH cấp Khoa; 1 giải khuyến khích cấp Bộ, 1 giải ba cấp Trường, 1 giải khuyến khích cấp Trường.
Năm học 2017 - 2018 đang hướng dẫn 2 SV làm 2 KLTN.
Hướng dẫn được 4 học viên cao học của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM đào tạo đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ: 1 học viên cao học khóa 22 bảo vệ ngày 04/12/2013 đạt 8,90 điểm; 2 học viên cao học khóa 23 bảo vệ ngày 24/10/2014 đạt 9,23 và 8,85 điểm; 1 học viên cao học khóa 26 bảo vệ ngày 06/11/2017 đạt 8,74 điểm.
Hướng dẫn được 1 học viên cao học chuyên ngành Giáo dục học (Tiểu học) khóa 26 của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM đào tạo đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ vào ngày 16/11/2017.
Năm học 2017 - 2018 đang hướng dẫn 2 học viên cao học khóa 27 của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM đào tạo. Các học viên đã bảo vệ đề cương luận văn thạc sĩ và đang tiến hành thực hiện.
Tham gia Hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ với vai trò Phản biện 2 (1 Hội đồng); Hội đồng bảo về đề cương nghiên cứu sinh (1 Hội đồng); 37 Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ với vai trò Chủ tịch (2 Hội đồng), Phản biện (1 Hội đồng), Thư kí (33 Hội đồng), Ủy viên (1 Hội đồng).
Tham gia nhiều Hội đồng xét duyệt thuyết minh đề tài NCKH và Hội đồng nghiệm thu đề tài sinh viên NCKH cấp Khoa và Trường, đề tài NCKH cấp cơ sở, cấp thành phố, cấp bộ, cấp ngành, dự án Nhà nước với vai trò Chủ tịch, Thư kí, Phản biện hoặc Ủy viên liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành, đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học.
Phản biện và thẩm định nhiều sách, nhiều bài báo khoa học cho Nhà xuất bản, Tạp chí khoa học của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM và Trường Đại học Sài Gòn về lĩnh vực chuyên ngành, đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học.
V. GIẢNG DẠY
Ngoài chuyên môn chính là giảng dạy và nghiên cứu, tôi còn là Master Trainer “Parners in Learning” - Microsoft từ năm 2006 đến nay, Facilitator “Intel Teach to the Future”, “Intel Teach Essentials Course Version 10.1” - Intel từ năm 2004 đến nay. Tham gia tư vấn về dạy học theo dự án (PBL), dạy học tích hợp, phương pháp dạy học bàn tay nặn bột, các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, sơ đồ tư duy, kĩ năng mềm, kĩ năng sống, phương pháp nghiên cứu khoa học,… cho giảng viên, giáo viên, sinh viên và học sinh từ mầm non đến đại học của nhiều trường ở TP.HCM, Bình Dương, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Gia Lai,...
Tôi đã tập huấn cho hàng trăm lớp giảng viên và sinh viên (Khoa Sinh học, Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Tiểu học và Khoa Giáo dục Mầm non - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM) và giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, TCCN, TCN, Ban Tuyên giáo Quận 1 - TP.HCM, giảng viên CĐ, ĐH của các trường thuộc các tỉnh thành phía Nam với hàng ngàn người về “Sử dụng CNTT và chia sẻ kinh nghiệm sử dụng CNTT trong công tác quản lí giáo dục và dạy - học” thuộc chương trình Partners in Learning của Tập đoàn Microsoft. Trong quá trình đó, tôi và các đồng nghiệp khác không chỉ giúp các giảng viên, giáo viên, sinh viên biết cách sử dụng CNTT vào bài giảng mà còn tập huấn cho họ về đổi mới phương pháp giảng dạy. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như dạy học theo dự án (Project based Learning - PBL), phương pháp làm việc theo nhóm nhỏ, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, seminar,… Ngoài ra, tôi còn biên soạn các tài liệu có liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học, ứng dụng CNTT được đăng tải trên blog cá nhân http://tongxuantam1979.blogspot.com; facebook: Tam Tong Xuan để chia sẻ với các giảng viên, giáo viên, học sinh và sinh viên quan tâm. Thông qua blog cá nhân và facebook này, tôi đã trao đổi qua email, di động hay trao đổi trực tiếp với rất nhiều giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và những người khác trên mọi miền tổ quốc về chia sẻ kinh nghiệm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp nghiên cứu khoa học, CNTT, sử dụng các phần mềm, giải quyết sự cố một số lỗi máy vi tính thường gặp,…
Ngoài ra, tôi còn tập huấn cho rất nhiều trường phổ thông, mầm non tại TP.HCM áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, sử dụng dạy học theo dự án (Project based Learning), dạy học tích hợp, ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy và học vào các tiết dạy cụ thể; tư vấn cho giáo viên các tiết dạy giỏi cấp trường, cấp quận, cấp thành phố và cấp quốc gia, cấp quốc tế do Microsoft tổ chức đạt nhiều giải thưởng cao nhất; tập huấn phương pháp hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học và đạt nhiều giải thưởng cao trong cuộc thi học sinh NCKH cấp thành phố và cấp quốc gia; tập huấn kĩ năng mềm, kĩ năng sống,... cho giáo viên và học sinh, đặc biệt là các trường THCS Đồng Khởi Q1, THCS Đức Trí Q1, THCS Võ Trường Toản Q1, THCS Chu Văn An Q1, THCS Nguyễn Du Q1, THCS Trần Văn Ơn Q1, THCS Văn Lang Q1, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Q1, THPT Lương Thế Vinh Q1, THPT Trưng Vương, Quận 1; THPT Nguyễn Trãi, Quận 4; THCS-THPT Dân Lập Đức Trí, Quận 7 và Quận Phú Nhuận, THCS Nguyễn Văn Bé, Quận Bình Thạnh; Trường Mầm non Golden Key, Quận 6; hệ thống Trường Quốc tế Việt Úc;...
Tập huấn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng nói trước công chúng, kĩ năng học và tự học, kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, kĩ năng viết CV, kĩ năng lập sơ đồ tư duy,... cho cán bộ, giảng viên Trường Đại học Dầu Khí Việt Nam, Trường Đại học Văn Hiến, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Tây Ninh,... cho hàng chục lớp sinh viên năm 1, 2 của Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, cho Đoàn - Hội của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM và cho sinh viên ngành CNTT của Trường Đại học Quốc tế Miền Đồng - Bình Dương,...
Trong chuyên môn, nghiệp vụ, tôi không ngừng tìm tòi, sáng kiến, đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học. Các bài dạy lí thuyết và thực hành đều được thiết kế trên PowerPoint với những phim ảnh trực quan sinh động, phối hợp các phương pháp dạy học tích cực như: vấn đáp, trực quan, tình huống, nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án (project based learning - PBL), dạy học trực tuyến (E-Learning), làm việc theo nhóm nhỏ, đóng vai - sắm kịch, thuyết trình (seminar), trò chơi (game show) thực hành - thí nghiệm, thuyết giảng,… hoặc các kĩ thuật dạy học như: động não (công não), tia chớp, thảo luận viết, thảo luận viết không công khai, sơ đồ tư duy, Phillips XYZ (kĩ thuật 635), chậu cá, ổ bi, thông tin phản hồi, ba lần ba, khăn trải bàn, các mảnh ghép, biểu đồ KWL - KWLH, game show thi kiến thức trắc nghiệm  giữa các đội để hình thành kiến thức mới và một số kĩ thuật dạy học khác để thay đổi cách “thưởng thức món ăn” cho sinh viên, tạo cho sinh viên hứng thú và tích cực làm việc hơn, không khí lớp học được thay đổi thường xuyên, không bị lặp lại phương pháp dạy - học một cách nhàm chán. Kết quả phản hồi cuối mỗi học phần cho thấy đại đa số sinh viên rất thích phương pháp dạy của giảng viên, lớp học sôi động, tích cực; nội dung dạy cô đọng, trọng tâm, súc tích; sinh viên có thể nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá được nội dung học phần ngay trên lớp. Hằng năm có khoảng trên 95% sinh viên thi đạt học phần, trong đó tỉ lệ giỏi và xuất sắc khá cao.
VI. CÔNG TÁC XÃ HỘI
Từ năm 2005 - 31/01/2011, Trợ lí thanh niên Khoa.
Với vai trò là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thắp sáng Ước mơ của Đoàn - Hội Trường Đại học Sư phạm TP.HCM từ tháng 3/2011 - 2014, tôi luôn cố gắng khơi dậy phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học trong sinh viên cũng như giảng viên trẻ; là nơi để các giảng viên trẻ và sinh viên có thể hiến kế để phát huy phong trào học tập, rèn luyện các kĩ năng mềm, kĩ năng sống, kĩ năng CNTT, kĩ năng thực hành xã hội,… cần thiết; tạo sân chơi bổ ích, thiết thực cho các bạn sinh viên tiêu biểu, thanh niên tiên tiến cùng với các giảng viên trẻ tiêu biểu; tạo một nguồn lực để hướng dẫn, tuyên truyền phong trào học tập đến các bạn sinh viên; tạo quỹ học bổng để trao cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng biết vươn lên trong học tập và tham gia tích cực các hoạt động phong trào của Đoàn - Hội tổ chức. Trong thời gian qua, Câu lạc bộ Thắp sáng Ước mơ đã tổ chức được 5 chuyên đề về “Kĩ năng giao tiếp”, “Kĩ năng quản trị thời gian”, “Phương pháp học tín chỉ ở đại học”, “Phương pháp nghiên cứu khoa học”, và “Phương pháp học ngoại ngữ ở đại học” cho hàng ngàn lượt sinh viên tham dự.
Tôi còn tham gia các hoạt động khác như chia sẻ “Phương pháp học tập tốt ở bậc đại học” nhiều năm liền cho sinh viên; ủng hộ tiền để mua quà tặng cho trẻ khuyết tật ở Thuận An - tỉnh Bình Dương (vào dịp Tết Nguyên đán) nhiều năm liền; ủng hộ giáo dục vùng sâu, vùng xa; góp đá xây Trường Sa, quỹ Tấm lòng vàng của Công đoàn Khoa và Công đoàn Trường phát động trong nhiều năm; đóng góp quỹ học bổng “Vì ngày mai tươi sáng” của Câu lạc bộ Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP.HCM và tham gia trao học bổng ở Trường THPT Trung Phú, huyện Củ Chi; thăm và tặng tiền được trích từ một phần giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP. Hồ Chí Minh” cho các em nhỏ mồ côi tai Trung tâm Nuôi dưỡng và Bảo trợ Trẻ em Linh Xuân, quận Thủ Đức.
VII. KHEN THƯỞNG
- Bằng khen của Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh tặng “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và hoạt động Công đoàn năm học 2016 - 2017”.
- Bằng khen của Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” năm học 2015 - 2016”.
- Bằng khen của Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh tặng “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và hoạt động Công đoàn năm học 2013 - 2014”.
- Bằng khen của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tặng “Đã có thành tích đạt giải thưởng Nhà giáo trẻ tiêu biểu liên tục nhiều năm (từ năm 2009 đến năm 2013) góp phần tích cực trong phong trào thi đua của thành phố”.
- Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2011 - 2012”.
- Bằng khen của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đạt giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” 3 năm liên tục (2009 - 2011).
- Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ “Đã có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong công tác từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2012 - 2013”.
- 5 năm liền được nhận Giấy khen của BCH Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh tặng giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP. Hồ Chí Minh” từ năm 2009 - 2013.
- Danh hiệu “Giảng viên tiêu biểu giai đoạn 2008 - 2013” của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP.HCM trao tặng.
- Giấy khen “Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2011, 2014”.
- Giấy khen “Thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Giấy chứng nhận của BCH Đoàn trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tặng “Giảng viên trẻ tiêu biểu cấp Trường” năm 2008.
- Giấy khen của BCH Đoàn trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tặng giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm học 2011 - 2012.
- 6 năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2010 - 2011, 2011 - 2012, 2012 - 2013, 2013 - 2014, 2014 - 2015, 2016 - 2017”.
- 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Người cán bộ Công đoàn của chúng tôi” cấp cơ sở năm học 2010 - 2011; 2012 - 2013; 2015 - 2016.
- 8 năm đạt danh hiệu “Công đoàn viên xuất sắc” năm học 2008 - 2009, 2010 - 2011, 2011 - 2012, 2012 - 2013, 2013 - 2014, 2014 - 2015, 2015 - 2016, 2016 - 2017.
- Giấy chứng nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học đạt giải khuyến khích cấp Bộ năm 2006”.
- Đạt thành tích trong nghiên cứu khoa học của Trường giai đoạn 2003 - 2008.
- Là 1 trong 121 đại biểu tham dự Liên hoan “Thanh niên thi đua Dạy tốt - Học tốt TP. Hồ Chí Minh” - Lần I - Năm 2012.
- Là 1 trong 213 đại biểu tham dự Liên hoan “Thanh niên thi đua Dạy tốt - Học tốt TP. Hồ Chí Minh” - Lần II - Năm 2014.
- Giấy khen của Ban Chấp hành Thành đoàn TP.HCM tặng: Đã tích cực tham gia phong trào “Thanh niên thi đua dạy tốt - học tốt” TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2014.
- Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tặng: Có nhiều thành tích xuất sắc giai đoạn 2010 - 2014.

9 nhận xét:

  1. hâm mộ thầy TÁM quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn Mai nhiều nhé. Tôi mong sao có thật nhiều GV yêu nghề để chung tay làm giáo dục của nước nhà thay đổi.

      Xóa
  2. Em cảm ơn Thầy, Thầy là một tấm gương giản dị, sáng và đẹp. Trước giờ em hâm mộ một nữ doanh nhân, giờ thì khâm phục thêm một nhà giáo. Mong Thầy hãy giữ mãi nhiệt huyết như ngày hôm nay, hãy dạy như cách Thầy đang dạy. Em cảm ơn

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn những cảm nhận và tình cảm Nguyễn Hằng đã dành cho tôi, một nhà giáo sống giản dị, lấy niềm vui của nghề làm niềm vui cuộc sống. Tôi mong em cũng sẽ là cô giáo yêu nghề để tận tâm, tận tụy với các thế hệ học trò.

    Trả lờiXóa
  4. Chào Thầy kính mến! Tiểu sử của thầy thật đáng ngưỡng mộ ạ. Em tìm mua 2 cuốn sách về ứng dụng CNTT trong dạy học của thầy (1. Tống Xuân Tám (chủ biên), Trần Hoàng Đương (2015), Hướng dẫn xây dựng các tương tác bằng Powerpoint 2013 trong dạy học và thuyết trình, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 300 tr., kèm đĩa DVD hướng dẫn các kĩ thuật.
    2. Tống Xuân Tám (chủ biên), Trần Hoàng Đương (2016), Chinh phục trình diễn bằng Microsoft Powerpoint, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 243 tr., kèm đĩa DVD hướng dẫn các kĩ thuật) mà mấy nhà sách đều báo hết hàng. Thầy có thể chỉ giúp em đia chỉ mua không ạ? Em đang rất cần. Em cảm ơn thầy rất nhiều! Chúc thầy luôn mạnh khỏe và thành công hơn nữa trong giảng dạy và nghiên cứu!

    Trả lờiXóa
  5. Ngưỡng mộ Thầy lắm, Thầy dạy rất hay, rất thích học Thầy, phương pháp của Thầy rất linh hoạt, mới, học viên học giờ của Thầy hết giờ không hay vì Thầy dạy quá cuốn hút. Triệu like cho Thầy!!!!

    Trả lờiXóa
  6. Thầy đúng là xuất chúng, đọc tiểu sử Thầy em rất rất là cảm phục và hãnh diện khi được chọn tập huấn các môđun cùng với Thầy. Chúc Thầy sức khỏe và hạnh phúc

    Trả lờiXóa
  7. Anh Tám xuất sắc quá ạ. Em mong được học hỏi những kiến thức từ anh. Chúc anh sức khoẻ để tiếp tục cống hiến.

    Trả lờiXóa
  8. Rất ngưỡng mộ thầy Xuân Tám!!!

    Trả lờiXóa

Cảm ơn Quý vị đã gửi phản hồi. Chúc Quý vị một ngày thật vui và hạnh phúc.